Theo anh Lê Thanh Hùng - Bí thư Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho rằng: Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (từ năm 2022 - 2027) của nhiệm kỳ Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX sẽ chịu tác động mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, xu hướng chuyển đổi số sẽ tác động đến mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân.
“Tổ chức Đoàn cần phải có tư duy đột phá, có quyết tâm cao, có giải pháp trên cơ sở bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp phát huy tính tiên phong, xung kích đi đầu thực hiện chuyển đổi số của ĐVTN, nhất là các các lĩnh vực khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, văn hoá, thể thao, du lịch, nông nghiệp” – anh nói.
Đồng quan điểm, anh Phạm Hồng Sơn – Bí thư Chi đoàn Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam cho rằng: Chuyển đổi số là chủ trương lớn của tỉnh, để đạt được mục tiêu tỉnh Quảng Nam đề ra, đòi hỏi sự tham gia của các ngành, các cấp, cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong đó, trí thức trẻ đang công tác trong các cơ quan nhà nước là những ĐVTN có trình độ chuyên môn cao, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ nhanh nhạy, đây là lực lượng xung kích trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.
“Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 nêu rõ: việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác đoàn, tăng cường số hóa thông tin các hoạt động Đoàn là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tham mưu, chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn. Điều đó cho thấy sự thay đổi cả tư duy, nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động đoàn giai đoạn tới đây” - anh Sơn nói.
Anh Đặng Ngọc Châu – Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh cho biết: Thực tế những năm gần đây, các hoạt động và phong trào thanh niên ngày càng được đổi mới dựa trên nền tảng số. Cơ sở đoàn trong khối đã nhanh chóng phát huy lợi thế về khoa học, kỹ thuật, cụ thể bằng việc tiến hành thực hiện các công trình phần việc thanh niên liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin tại của cơ quan, đơn vị.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền trong khối thì nhận thức của đoàn viên, thanh niên về lĩnh vực chuyển đổi số đã được nâng lên rõ rệt. Đoàn viên, thanh niên đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong thực hiện mục tiêu theo chương trình chuyển đổi số của tỉnh.
“Việc đưa vào dự thảo báo cáo chính trị đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia công cuộc chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong nhiệm kỳ mới sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số của tỉnh nhà và mang tính hơi thở của tổ chức đoàn trong giai đoạn hiện nay” – anh Châu nhấn mạnh.
Chị Đặng Thị Bảo Trinh – Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho rằng: Để công cuộc chuyển đổi số thật sự hiệu quả và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Mỗi tổ chức đoàn và ĐVTN, đặc biệt là trí thức trẻ đang công tác trong các cơ quan nhà nước cần tranh thủ điều kiện thuận lợi của bản thân tích cực nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của mình trong tham gia cải cách hành chính, tìm giải pháp đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ và làm chủ khoa học công nghệ, tình nguyện, cống hiến vì sự phát triển chung của tỉnh.
“Chuyển đổi số là một trong được Tỉnh đoàn xác định là nhiệm vụ trọng tâm cần đưa vào dự thảo văn kiện để lấy ý kiến từ ĐVTN các cấp. Ý kiến đóng góp, hiến kế của lực lượng tri thức trẻ góp phần nâng cao chất lượng văn kiện đại hội Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022-2027” – chị Trinh nói.”
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn