Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Thứ hai - 28/08/2023 10:40

Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

1. Một số yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công tác giáo dục thanh, thiếu niên nói chung, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên nói riêng vừa có nhiều cơ hội, thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây:
- Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản liên quan về nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên; chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ Tư pháp và nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, địa phương.
- Xác định rõ đối tượng cần ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên đặc thù theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, những thanh, thiếu niên có nguy cơ cao vi phạm pháp luật.
- Cần chú trọng đến hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, tránh hình thức; gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu tội phạm và vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên; kết hợp, lồng ghép với các chương trình, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương được giao chủ trì thực hiện.
- Thanh, thiếu niên là những người tuổi đời còn trẻ, năng động, sáng tạo, nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, hiểu biết nên dễ bị lôi kéo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên cần được thực hiện đồng bộ với các chủ trương, giải pháp bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết xã hội, kỹ năng sống và giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên.
- Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên cần thiết thực, phù hợp với đối tượng, địa bàn. Bên cạnh các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, cần sử dụng và nhân rộng các hình thức, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật mới, hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lý và lứa tuổi, sở thích, phát huy được thế mạnh của đối tượng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
- Gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, ý thức công dân cho thế hệ trẻ nhằm phát triển toàn diện theo tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

12

2. Một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên
Để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có ý thức công dân, chấp hành tốt pháp luật, trên cơ sở yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Tiếp tục truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác giáo dục thanh, thiếu niên nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên nói riêng.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, nhất là giữa các ngành Tư pháp, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức Đoàn thanh niên.
- Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng thanh, thiếu niên đặc thù theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên có nguy cơ cao vi phạm pháp luật như: Bỏ học sớm; gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội hoặc bố mẹ có nhân thân xấu; thanh niên không có việc làm...
- Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện địa bàn:
+ Lựa chọn các nội dung pháp luật để phổ biến cho thanh, thiếu niên phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi, trong đó chú trọng quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh, thiếu niên liên quan đến một số lĩnh vực pháp luật như: Lao động, việc làm, dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình; trẻ em; giao thông đường bộ; phòng, chống các tê ̣nan xã hội, ma túy, mại dâm; nghĩa vụ quân sự; ḅảo vệ môi trường, biển đảo; cư trú, bình đẳng giới; bạo lực học đường; chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, x̣óa đói, giảm nghèo, khởi nghiệp…
+ Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng, địa bàn, chú trọng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên; tổ chức các diễn đàn trao đổi về chính sách, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; biên soạn một số tài liệu nguồn về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên. Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật chính khóa trong nhà trường, đồng thời đổi mới hình thức phổ biến pháp luật ngoại khóa và ngoài giờ lên lớp. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên qua phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng xây dựng các chương trình truyền hình hay, hấp dẫn; giới thiệu nhiều tình huống pháp luật thiết thực liên quan đến thanh, thiếu niên…+ Chỉ đạo, triển khai xây dựng, nhân rộng một số mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp, thiết thực với thanh niên.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với lứa tuổi, phát huy thế mạnh của các trang thông tin điện tử, website, mạng Internet, diễn đàn trực tuyến trao đổi về chính sách, pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về quản lý, giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên tại cộng đồng dân cư.
- Các cấp, các ngành, tổ chức Đoàn thanh niên cần động viên, khuyến khích thanh niên chủ động tìm hiểu, học tập, nâng cao ý thức pháp luật để trang bị cho bản thân kiến thức cần thiết tự bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình và giúp thanh niên thuận lợi trong khởi nghiệp và lập nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ Đoàn. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; chú trọng gắn kết phổ biến, giáo dục pháp luật với các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới để phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác này.
- Bên cạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, cần sớm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời thanh niên vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi phạm tội, góp phần giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong giáo dục toàn diện đối với thanh, thiếu niên; chú trọng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội.

- Tăng cường kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của thanh, thiếu niên; phát động phong trào thi đua chấp hành tốt pháp luật trong thanh, thiếu niên gắn với chủ đề thiết thực, nổi cộm về thi hành pháp luật của từng năm (giao thông đường bộ, bạo lực học đường, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây